Hướng dẫn chọn tìm mua máy ảnh cũ cho các bạn mới chơi p2

26/02/2019 09:51:29

Đầu tiên các bạn nên kiểm tra phụ kiện xem có đầy đủ như đã thỏa thuận khi giao dịch hay không.

 

Kiểm tra pin sạc xem có phải hàng chính hãng hay không, Pin sạc zin thì tên thương hiệu phải trùng với tên thương hiệu máy. Ví dụ nếu máy ảnh là Sony mà pin là tên Kingma ntn thì có nghĩa pin for.

 

Trên thân sạc chữ rất chi tiết và rõ ràng không bị dại. Nếu có lộ ốc thì thường là ốc 6 cạnh rất đặc biệt chứ k phải là ốc 4 cạnh như các thiết bị khác. Ví dụ như cái này.

 

Tiếp theo là xem về thân máy ảnh ở giai đoạn này các bạn kiểm tra ngoại hình vỏ máy.

 

Khi cầm máy các bạn để ý kỹ những chỗ mà tay người hay chạm vào ví dụ như báng cầm tay và các góc của máy, thường thì những máy mới ban đầu nó sẽ có 1 lớp sần nhẹ ở trên thân body, sau 1 thời gian người sử dụng cầm nắm nhiều nó sẽ bị bóng ở các góc hoặc chỗ cầm tay. Máy ít sử dụng thì sẽ ít có những dấu vết này. Việc kiểm tra này sẽ được lược bỏ nếu gặp những máy có vỏ bóng sẵn như mấy con mirrorless mà mình đang cầm ở đây, vì bản thân nó bóng sẵn rồi :V

 

Tuyệt nhiên không mua những máy mà vỏ có dấu hiệu nứt vỡ, hoặc nếu có mua thì nó phải có giá thực sự tốt và cần kiểm tra kỹ các chức năng

Kiểm tra các con ốc của máy, để ý xem các ống máy có bị han rỉ hay mốc gì không. Ốc có hiện tượng mốc trắng có nghĩa là chủ sử dụng thường không bảo quản chúng được tốt. Việc ốc bị han rỉ có thể là do máy ảnh để trong môi trường có độ ẩm cao, không bảo quản đúng hoặc ốc bị han nếu có vết tháo mở.

 

Sau khi đã kiểm tra về bề ngoài chúng ta kiểm tra chức năng

Bật máy lên Kiểm tra tất cả các nút bấm, xem có bị mờ chữ, độ nảy của các nút, thường máy còn ok khi các nút bấm phải có cảm giác, đối với các nút bấm không có cảm giác bấm nhưng vẫn dùng được có thể là do máy dùng nhiều r nên thế. Các con xoay phải chắc không bị nhờn và k có độ rão. Nếu các bạn không rõ nút đó là nút gì thì có thể hỏi người bán, đừng ngại. Nếu có nút nào bị liệt thì rõ là bỏ kèo rồi đúng không?

 

Đối với các máy có màn lật xoay mở ra mở vào thử xem như thế nào, tỳ nhẹ các chiều xem màn hình có bị nháy do dây cáp màn chập chờn hay không.

Màn hình nếu có cảm ứng thì kiểm tra xem cảm ứng có bị liệt k, cảm ứng trên máy ảnh thường củ chuối hơn điện thoại nên các bạn đừng so sánh, ở máy ảnh thì cảm ứng chủ yếu để hỗ trợ bắt nét dễ hơn chứ k phải để chơi game nên đừng mong nó mượt mà :3

 

Nếu máy ảnh có wifi thử kết nối và share ảnh qua điện thoại xem còn hoạt động tốt không?

 

Các máy DSLR thường có ống ngắm quang OVF, các bạn nhòm thử xem có bụi bẩn gì không, nếu bụi bẩn ít thì có thể chấp nhận được, còn nhiều quá thì nên cân nhắc hoặc làm cơ sở để chúng ta đàm phán tiếp về giá.

 

Thường thì nếu có bụi bẩn ngoài thì lau sẽ hết, còn bụi bên trong mang ra cửa hàng sửa chữa máy ảnh họ vệ sinh cơ.

 

Kiểm tra flash cóc xem có sáng không. Nếu không sáng thử hỏi người bán xem cách bật nó ntn. Vì một số người ví dụ như mình ít khi dùng flash cóc. Nhưng rõ ràng mua phải kiểm tra nó k lên thì chúng ta có quyền k mua.

 

Kiểm tra hết các chức năng như chụp thử vài kiểu, nếu máy có quay phim quay thử 1 đoạn ngắn xem mic và loa có ok hay k

 

Máy có tốc độ nhanh thì set ở chế độ chụp liên tiếp kiểm tra xem có bị lỗi ở ảnh nào hay không?

 

Bấm thử nhiều kiểu ở tốc độ màn chập 1/4000 để xem màn chập xử lý như thế nào. Mấy con 40D, 30D đời tống của Canon người mới chơi thường đã qua sử dụng nhiều nên 1 số con màn chập rất yếu, nó không chụp đúng tốc 1/4000s nên những bức ảnh ở trường hợp này thường không đúng sáng

Các bạn cũng có thể quan tâm về số shot của máy ảnh. Số shot của máy ảnh là để chứng minh được rằng máy đó dùng ít hay nhiều. Nó giống như công tơ mét của Xe vậy, xe mua lâu nhưng đắp chiếu thì công tơ mét vẫn ít thì vẫn ngon. CÒn xe vừa mới mua mà làm taxi thì sẽ nhanh tã. Máy ảnh tương tự thế máy ít chứng minh là ít chụp.

 

Hiện nay nghe nói nhiều máy có thể tua lại được số shot nên các bạn cũng đừng quá bận tâm về cái số shot. Nếu máy shot cao mà cầm máy vẫn chắc tay, các chức năng vẫn hoạt động hoàn hảo thì vẫn có thể mua được. Đương nhiên số shot cao thì máy sẽ phải rẻ hơn số shot thấp rồi.

Đối với các máy có số shot thấp mà ngoại hình máy trông như đồng nát thì các bạn nên cân nhắc vì 1 là chủ cũ dùng k giữ gìn dùng như phá, 2 là bị tua lại shot. Chúng ta cũng có thể cân nhắc để đàm phán fix giá hoặc k mua nữa.

 

Tiếp đến là kiểm tra Sensor – trái tim của máy ảnh

 

Sensor là cảm biến của máy ảnh đây là cái gần như quyết định đến chất lượng của bức ảnh, vì vậy đòi hỏi các bạn cần kiểm tra nó thật kỹ, nếu xem máy ở chỗ tối thì có thể dùng flash điện thoại để kiểm tra xem có bị xước không. Sensor bị bẩn thì có thể vệ sinh được, sensor bị xước thì sẽ có ảnh hưởng ít nhiều về chất lượng ảnh và giá trị con máy ảnh cũ.

 

Tiện đây mình cũng xin nói cho các bạn nào mới chơi hiểu rằng 1 máy ảnh tạo ra chất lượng ảnh tốt nó phụ thuộc vào cái cảm biến sensor này, chứ k phải là ngoại hình cao to đen hôi ở ngoài. Vì thế những máy ảnh mirrorless như mình đang cầm đây tuy có ngoại hình nhỏ nhưng vì cảm biến của nó to ngang với những máy DSLR ở đây vì vậy nó vẫn ra chất lượng ảnh ngang ngửa mấy chiếc máy to.

 

Thế nên hi vọng mấy anh chị em sau khi xem xong được video này sẽ có cái nhìn thiện cảm 1 chút về dòng mirrorless không gương lật này, tương lai nó sẽ thay thế các máy DSLR to xác nặng nề như thế này. Thực tình mà nói mấy dòng mirrorless vừa nhẹ, tiện mang lợi khi đi du lịch cá nhân mình rất thích nhưng có nhiều thanh niên và các em nữ sinh lại thích Sung phải to, đen, và dài nữa

 

Có thể là vì lý do này mà từ lúc mình chơi mấy dòng mirrorless này chẳng thấy có con gấu nào chạy qua

Đối với các máy DSLR thì muốn xem sensor các bạn phải lật buồng gương lên, cái này không biết các bạn có thể hỏi người bán hoặc google. Tất cả các dòng máy DSLR đều có chức năng lật buồng gương để vệ sinh sensor. ĐỐi với dòng mirrorless không gương lật như Sony alpha a6000, a7ii hay con sony này thì khi tháo len sẽ lỗ rõ luôn sensor, kiểm tra càng dễ.

 

Phần kiểm tra điểm nóng, điểm đỏ sensor. Cái này mình sẽ nói ở video sau nhé hoặc các b có thể google cách kiểm tra.

OK thế là sơ sơ về kiểm tra cái sensor

 

Sau khi kiểm tra body thì chúng ta kiểm tra tiếp về ống kính.

Bề ngoài của ống kính thì kiểm tra tương tự như body xem có xấu hay nứt vỡ gì không, móp méo do va đập hay bong sơn, mờ chữ là biểu hiện của ống kính đã sử dụng nhiều hoặc người sử dụng không nâng niu nó.

 

Nếu trên ống kính có filter kính lọc Các bạn tháo thử filter kính lọc của ống kính ra để xem thấu kính có bị xước hay không. nếu đẹp thì không sao nhưng nếu sứt, hay xước nhiều thì có thể cân nhắc giảm giá hay k mua nữa.

 

Kiểm tra tiếp xem ống kính có bị mốc hay dễ tre bằng cách dùng flash điện thoại soi ngược từ phía đuôi len lên, nếu ống kính bị mốc thì hỏi người bán cách khắc phục hoặc giảm giá hoặc không mua. Nếu ống kính vừa xước, vừa mốc nặng thì thôi nghỉ, mua làm gì cho mệt trừ phi nó thực sự rẻ.

Ống kính bị mốc thường là những đốm trắng đục có hình các sợi tia như dễ của cây tre nên người ta thường gọi là dễ tre, hoặc giống như các sợi bông.

Nói thêm vs các bạn rằng ống kính bị mốc, bị xước nặng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng ảnh nhiều thế nên cần phải cân nhắc. Ống kính bị mốc có thể mang ra cửa hàng họ tháo ra vệ sinh nhưng quả thực không ai muốn mua máy rồi lại phải đi vệ sinh phải không nào.

 

Sau khi kiểm tra được sơ sơ về len các bạn gắn vào máy chụp.

Ở tấm ảnh vừa chụp được các bạn kiểm tra xem có nét tại điểm vừa lấy nét hay không. Điểm lấy nét chính là những ô vuông màu đỏ ở trên các lỗ ngắm hoặc ô màu xanh ở màn hình LCD. Nếu Ảnh nét thì ok, ảnh k nét thì thử chụp lại xem do ống kính không nét hay rung tay. Nếu ống kình không nét thì cần cân nhắc

 

Kiểm tra hoạt động của AF, MF trên thân ống kính xem sao.

Sau khi đã kiểm tra hết được như vậy gần như chiếc máy ảnh của các bạn sẽ đảm bảo hơn.

đây là cách kiểm tra do kinh nghiệm của bản thân kết hợp với những kinh nghiệm của bạn bè chơi ảnh của mình sẽ có nhiều thiếu sót và nó cũng chỉ tương đối vì cơ bản thiết bị điện tử cũ chúng ta không thể nói trước được điều gì đến cả điện thoại đập hộp vẫn còn có tỷ lệ hỏng thì đồ cũ sao tránh khỏi. Các bạn nào thấy thiếu sót ở mục nào có thể comment ở phía dưới bài viết cho các anh em mới chơi an tâm mà mua máy nhé.

Việc kiểm tra như thế này sẽ rất là tốn thời gian, vì vậy các bạn mua hàng ở xa cần xem kỹ video và kiểm tra đầy đủ các bước mà mình nói cho chắc ăn. Biết là nếu mua hàng của các nơi uy tín vẫn có bảo hành nhưng quả thực chẳng ai muốn máy mình bị hỏng để bảo hành cả thế nên cứ kiểm tra cho chắc chắn.

 

Tổng kết lại lời khuyên của mình cho các bạn mua máy ảnh là hãy nên mua ở những nơi uy tín, có thể đắt hơn 1 chút nhưng an tâm hơn. Nếu xem hết video mà vẫn quá mung lung không biết ntn thì hãy nhờ một bạn bè nào đó am hiểu chút ít về máy ảnh đi xem cùng. Nhất là các bạn nữ khi mua máy ảnh nên đi cùng 1 ai đó hoặc đến những cửa hàng an tâm để mua


bạn nào cần mua máy ảnh cũ cần tư vấn gì cứ lh mình theo sđt, mình giúp đc gì sẽ giúp các b.

Nhớ đăng ký kênh của mình nhé, sẽ có nhiều video bổ ích nữa. He tạm biệt các b