Megapixel và các yếu tố tạo nên bức ảnh đẹp

15/04/2022 07:17:46

Megapixel là gì? Có phải càng lớn ảnh càng đẹp hay không? Trong video này mình sẽ nói cho các bạn rõ hơn nhé !

Megapixel là số điểm ảnh của cảm biến, ở VN chúng ta thường hay gọi nó là chấm. Kiểu kiểu như camera này mấy chấm, camera của tao 20 chấm  bla bla.


Vậy điểm ảnh là gì? Mọi bức ảnh mà các bạn chụp ra đều cấu tạo từ những điểm ảnh li ti. Mỗi điểm ảnh có 1 màu sắc khác nhau, khi chúng tập hợp lại với nhau thì sẽ ra một bức ảnh hoàn chỉnh

Ví dụ minh họa này các bạn sẽ hiểu rõ hơn này, ảnh bên phía tay trái các bạn sẽ thấy những ô vuông đúng k, nó chính là những điểm ảnh, và ảnh bên phải, khi cùng với bức ảnh đấy, nhưng số điểm ảnh nhiều hơn sẽ làm ảnh mịnh và nét hơn đúng k nào.

Tương tự thì ảnh con cừu này cũng vậy

Như vậy có thể thấy rằng, ồ rõ ràng độ phân giải lớn thì ảnh càng đẹp, càng nét chất lượng càng cao, quá đúng rồi đúng k ạ?

Điều này chỉ đúng của cách đây 7-10 năm về trước. Hồi đó các điện thoại có số megapixel khá khiêm tốn, anh em 9x đời đầu sẽ là những người hiểu rõ nhất điều này.

2 megapixel của nokia 6300

Hay N82 đình đám 5mp

Hoặc samsung 8mp – các bạn biết máy này là máy gì không? 12 năm trước mình đã từng sở hữu con này. Nó là samsung InoV8 sử dụng hệ điều hàng symbian/

OK quay trở lại hiện tại 1 chút nào.

Bây giờ sẽ không khó để tìm một chiếc điện thoại có số chấm

, 16mp 20mp, 48mp, 108 mp,

 vậy thì có nghĩa 108mp sẽ đẹp nhất, đáng mua nhất ?

Không, không phải vậy để mình cho các bạn xem bức hình này. Trong hình ảnh này nếu các bạn chỉ xem trên màn hình điện thoại, laptop, hoặc in ấn ở khổ A3 trở xuống thì 12mp hay 108mp không có quá nhiều khác biệt hay nói dễ hiểu hơn rằng mắt của chúng ta bắt đầu không phân biệt được trừ phi các bạn zoom rất kỹ vào bức ảnh

Thậm chí có 1 hãng mà 6 năm liền nó vẫn dùng camera có độ phân giải 12mp nhưng ra con nào bán chạy con đó.

Tất cả những phân tích phía trên để giúp các bạn hiểu rằng khi mua máy ảnh hoặc điện thoại hãy tạm thời bỏ qua số megapixel ở thời điểm hiện tại đi, nó chỉ giúp bức ảnh chi tiết hơn và hữu ích khi các bạn in ấn cắt crop, nhưng nó không giúp bức ảnh của các bạn đẹp hơn nhé.

THậm chí có nhiều các ứng dụng chụp ảnh mà chị e hay dùng nó chỉ hỗ trợ xuất ra những bức ảnh với độ phân giải thấp hơn mặc định mà các chị em đều k hề biết. Vì sao ạ?

Vì các bà ấy post ảnh facebook, khoe với bạn bè chứ có in ấn đâu mà soi kỹ.

Vậy bây giờ khi mua điện thoại hay máy ảnh chúng ta phải để ý thêm yếu tố nào ngoài số megapixel

Thứ nhất là kích thước cảm biến. Cái này sẽ hơi khó hình dung đối với những người dùng phổ thông nhưng cứ hiểu đơn giản là cảm biến càng lớn thì các bức ảnh sẽ có chất lượng nhìn chung là tốt hơn,

Ở điện thoại thì các bạn sẽ cần phải tìm hiểu sâu hơn vì nhà sx thường ít công bố cái này. Với máy ảnh thì khác đối với những máy ảnh có ống kính tháo rời, chỉ cần tháo ống kính sẽ đập vào mắt các bạn 1 cái cảm biến mà khi chúng ta nghiêng dưới ánh sáng nó sẽ đổi màu

Lưu ý là các bạn chọn mua máy có cảm biến lớn chứ k phải mua máy ảnh có kích thước lớn

Ở trong hình minh họa này các bạn sẽ thấy chiếc Canon 7D nhìn to hơn chiếc mirrorless của Sony rất nhiều nhưng cảm biến phía trong bé hơn 1 nửa, vì vậy chiếc sony A7 kia sẽ cho ra chất lượng vượt trội hơn hẳn

Tiếp đến là tiêu cự ống kính và khẩu độ.

Ví dụ trong bức ảnh này, số 65mm, 13mm là những tiêu cự của camera. Khi bạn sử dụng ống kính 13mm thì có nghĩa là chúng ta chụp phong cảnh với góc rộng.

Còn tiêu cự 65mm ở trên đó chính là tiêu cự tele 5X ví dụ như các bạn muốn chụp ở xa thì các bạn để ý và tìm mua những máy ảnh có tiêu cự dài sẽ thích hợp hơn

Chữ F/1.6 được hiểu là khẩu độ, trị số này càng thấp càng cho thấy máy ảnh này có ống kính khẩu độ lớn giúp các bạn chụp thiếu sáng và xóa phông tốt hơn.

Trị trố 1.7 đó chính là kích thước của Sensor hay cảm biến mà mình vừa nói ở phía trên. Kích thước càng lớn thì camera cho ra chất lượng hình ảnh tốt hơn. Ít bị nhiễu hơn

Và Chỉ có một số những thương hiệu điện thoại nổi tiếng họ mới hay đề cập tới tiêu cự và khẩu độ ống kính.

Còn mấy hãng điện thoại phổ thông tầm trung họ thường dấu nhẹm đi và chúng ta sẽ bắt gặp ma trận lỗ như này

Thậm chí là mặc định cứ càng lắm lỗ thì có nghĩa là điện thoại đó sẽ chụp ảnh đẹp

Đối với máy ảnh thì chúng ta sẽ dễ tìm hiểu và lựa chọn hơn, vì khi các bạn sử dụng máy ảnh ống kính rời, thì mỗi ống kính các bạn mua nó sẽ đi kèm từng mục đích khác nhau. Và trên mỗi ống kính nó đều có đầy củ những thông số như khẩu độ tối đa, tối thiểu. Tiêu cự dài ngắn khác nhau.

Tùy mục đích chụp gì mà các bạn chọn mua ống kính phù hợp.

Một điều nữa mà các bạn cũng cần để ý đó chính là chế độ ổn định quang học hay còn gọi là chống rung. Có những máy điện thoại cao cấp có chế độ chống rung quang học giúp các bạn cho ra những bức ảnh sắc nét hơn khi chụp buổi đêm, hoặc quay video, ngược lại với những điện thoại tầm trung giá rẻ, cái này cũng sẽ bị lược bỏ đi.

Trong chống rung thì có 2 loại là chống rung điện tử và chống rung quang học. Nếu được chọn thì khuyên các bạn nên chọn loại chống rung quang học. thường có ký hiệu là OIS cho chất lượng tốt hơn

Cuối cùng là chip xử lý của từng hãng. Mình không định nói về vấn đề này cho lắm vì cái này thường về cảm tính nhiều hơn, tùy mỗi hãng mà camera sẽ cho ra 1 tông mầu khác nhau, vì vậy nếu có điều kiện các bạn hãy nên đến trực tiếp siêu thị cầm nắm và trải nghiệm sẽ dễ hình dung ra hơn

Tuy nhiên cũng có thể các bạn cũng k cần quan tâm tới vấn đề này vì rất ít người chụp ảnh bằng cam thường. Đa phần các bạn cgai sẽ chụp qua những app và kèm theo hàng đống filter có sẵn của những phần mềm thứ ba đó. Như vậy thì màu sắc bức ảnh đã mất nguyên bản rồi.

Đối với bức ảnh chụp từ Máy ảnh cũng vậy, ai chơi ảnh chuyên nghiệp sẽ không lạ những phần mềm như PTS hay Lightrom …

Rất ít người chụp bức ảnh gốc rồi khoe với bạn bè ngay mà không thông qua chỉnh sửa. đúng không nào?

Hi vọng với video này sẽ giúp cho các bạn hiểu rằng ở thời điểm này khi mua điện thoại hay máy ảnh ngoài độ phân giải megapixel chúng ta nên để ý những yếu tố như kích thước cảm biến, tiêu cự khẩu độ của ống kính, chế độ chống rung, công nghệ xử lý hình ảnh của từng hãng.

Chúc các bạn sẽ có nhiều bức ảnh đẹp cho mình và người thân, cảm ơn các bạn.

 

 

 


Tag: Megapixel và các yếu tố tạo nên bức ảnh đẹp