Theo các quy định hiện hành của WHO, US EPA, và cả Việt Nam, TDS không được vượt quá 500mg/l đối với nước ăn uống và không vượt quá 1000mg/l đối với nước sinh hoạt TDS càng nhỏ chứng tỏ nước càng sạch (nếu quá nhỏ thì gần như không còn khoáng chất). Một số ứng dụng trong ngành sản xuất điện tử yêu cầu TDS không vượt quá 5.
Trong nghiên cứu và trồng trọt người ta có thể dựa vào giá trị của độ dẫn điện (EC); sự phân huỷ của các muối khoáng (TDS) để điều chỉnh bổ sung chất dinh dưỡng vào môi trường nuôi trồng thuỷ canh.
TDS: (total dissolved salt) tổng lượng muối hoà tan. Sự thay đổi chỉ số TDS dẫn đến sự thay đổi chỉ số EC của dung dịch.
EC (electro conductivity): độ dẫn điện. Để chỉ tính chất của của một môi trường có thể chuyển tải được dòng điện.
chỉ số EC (mS) chỉ diễn tả tổng nồng độ ion hoà tan trong dung dịch, chứ không thể hiện được nồng độ của từng thành phần riên biệt. trong suốt quá trình tăng trưởng, cây hấp thu khoáng chất mà chúng cần, do vậy duy trì EC ở một mức ổn định là rất quan trọng. nếu dung dịch có chỉ số EC cao thì sự hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng chất, hậu quả là nồng độ dung dịch sẽ câo và gây độc cho cây, khi đó ta cần phải bổ sung nước vào môi trường. ngược lại EC thấp, cây hấp thu khoáng chất nhanh hơn nước, khi đó cần bổ sung thêm khoáng chất vào dung dịch.